Il nuovo Submariner Date da 41 mm replica sostituisce completamente orologi replica la precedente generazione di modelli Submariner Date e dovrebbero essere disponibili presso i rivenditori autorizzati mercoledì.

Cerachrom, a patented ceramic bezel exclusively developed by Rolex, replica watches uk has become one of the important elements of Rolex design in the new era.

Onestamente, se vuoi una fantastica Submariner replica , replica orologi italia ora hai davvero l’imbarazzo della scelta.

en referencia a la historia de exploración aérea y espacial de la marca,replicas de relojes y flores rojas, para reconocer la pasión de OMEGA por la Tierra.

NEWS

Tin Tức

Lý do Trung Quốc ‘tự bắn vào chân’ khi siết các công ty Internet

Trung Quốc dường như phát tín hiệu rằng, họ muốn dẫn đầu kinh tế toàn cầu bằng sức mạnh sản xuất chứ không phải các công ty Internet.

Với các nhà đầu tư phương Tây, cuộc đàn áp của Trung Quốc với các “siêu sao” công nghệ nước nhà như Alibaba, Tencent và Didi Global có vẻ như là hành động tự sát. Nhiều người tự hỏi vì sao Bắc Kinh quyết định siết chặt việc kinh doanh của các công nghệ công nghệ thành công nhất của mình, việc có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nước này?

Theo bình luận của Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có một quan điểm khác để làm như vậy. Ông Tập phân chia công nghệ thành hai loại, là “có thì tốt” và “cần phải có”. Truyền thông xã hội, thương mại điện tử và các công ty Internet dành cho người tiêu dùng nếu có thì rất tuyệt vời. Nhưng theo quan điểm của ông, sự vĩ đại của quốc gia không phụ thuộc vào việc sở hữu các nền tảng trò chuyện hay gọi xe tốt nhất thế giới.

Ngược lại, ông cho rằng đất nước cần phải có chất bán dẫn hiện đại, pin ôtô điện, máy bay thương mại và thiết bị viễn thông để duy trì sức mạnh sản xuất. Đó mới là con đường tránh phi công nghiệp hóa và đạt được quyền tự chủ từ các nhà cung cấp nước ngoài.

Vì vậy, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc tung ra các “cú đấm thép” bằng việc gia tăng quy định với các công ty Internet tiêu dùng, họ vẫn tiếp tục áp dụng hàng loạt biện pháp trợ cấp, bảo vệ và duy trì chính sách mua hàng nội địa “buy-Chinese” với các nhà sản xuất.

sci

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía trên bên trái) trong chuyến thăm một nhà sản xuất máy móc vào tháng 4/2021. Ảnh: Zuma Press.

Ông Tập đã mô tả những ưu tiên khác biệt này trong bài phát biểu được xuất bản trên một tạp chí chính trị vào năm ngoái. Ông công nhận nền kinh tế trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ và cho biết Trung Quốc “phải đẩy nhanh việc xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, xã hội kỹ thuật số và chính phủ kỹ thuật số”. Nhưng đồng thời, ông cũng khẳng định, “phải thừa nhận rằng nền kinh tế thực là nền tảng, và các ngành sản xuất khác không thể bị bỏ rơi”.

Trong lịch sử, khi hầu hết quốc gia phát triển, sản xuất thay thế nông nghiệp và sau đó dịch vụ thay thế sản xuất. Trong những thập kỷ gần đây, tỷ trọng của ngành sản xuất trong GDP ở các nền kinh tế tiên tiến nhất đã giảm, đặc biệt là ở Mỹ và Anh, những quốc gia đã chứng kiến hàng loạt hoạt động nhà máy di cư ra nước ngoài, đặc biệt là sang Trung Quốc.

Trong khi tỷ trọng ngành sản xuất trong GDP của Trung Quốc đã giảm, ở mức 26%, thì đây vẫn là mức cao nhất so với các nền kinh tế lớn. Chính phủ Trung Quốc muốn duy trì tỷ lệ này, nhấn mạnh rằng họ không đi theo con đường phi công nghiệp hóa như các nước phát triển khác.

“Không thể giống như Anh, nơi rất thành công trong các ngành nghe có vẻ thông minh – truyền hình, báo chí, tài chính và giáo dục đại học – trong khi chứng kiến sự suy giảm cường độ R&D và các công ty lớn của họ ngày càng mất vị trí trên toàn cầu”, Dan Wang, Nhà phân tích về Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, đánh giá vào đầu năm nay.

Các chính trị gia trên toàn thế giới đều có xu hướng ủng hộ sản xuất, nhưng các nhà đầu tư thì không. Bởi lẽ, hầu hết ngành sản xuất đều có tính cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi lượng vốn và lao động khổng lồ. Tất cả đều đè nặng lên lợi nhuận.

Ngược lại, một công ty Internet tiêu dùng có nền tảng thống trị có thể tạo ra lượng tiền mặt lớn với mức đầu tư tối thiểu. Đó là lý do Facebook có giá trị gấp 11 lần nhà sản xuất chất bán dẫn Micron Technology mặc dù Facebook chỉ có nhiều lao động hơn 50%.

Đó cũng là lý do vào tháng 2, trước đợt bán tháo cổ phiếu gần đây, Alibaba có giá trị gấp 20 lần Semiconductor Manufacturing International, hãng sản xuất chip nội địa lớn nhất Trung Quốc, vốn được trợ cấp rất nhiều.

Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các công ty Internet tiêu dùng đang gây ra những tổn thất xã hội mà lại không được phản ánh đầy đủ trong giá trị công ty. Các công ty như Ant đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính, giáo dục trực tuyến gây bất an cho xã hội và các trò chơi trực tuyến như của Tencent là “thuốc phiện tinh thần”, theo bình luận của một đơn vị trực thuộc Xinhua.

Ngược lại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng sản xuất mang lại lợi ích xã hội mà giá trị thị trường lại không phản ánh đủ. Trong nhiều thập kỷ, đó là cách đất nước tạo ra việc làm, nâng cao năng suất và phổ biến các kỹ năng và bí quyết thiết yếu. Giờ đây, để đạt được sự ngang bằng với phương Tây, họ cho rằng Trung Quốc phải có khả năng tạo ra công nghệ tiên tiến nhất. Vì vậy, chính quyền sẽ sử dụng chính sách trợ cấp, bảo hộ và buộc chuyển giao công nghệ để đạt được điều đó.

Thực tế, các nhà lãnh đạo Mỹ cũng có cùng tâm trạng. Họ cũng lo lắng rằng các đại gia công nghệ đang bóp nghẹt cạnh tranh, vi phạm quyền riêng tư, tuyên truyền thông tin sai lệch và khuyến khích sự lệ thuộc, nghiện ngập vào trực tuyến. Họ sẵn sàng cạnh tranh với Trung Quốc trong việc trợ cấp cho các nhà sản xuất được coi là thiết yếu đối với an ninh quốc gia. Nhưng ở Mỹ, chính phủ lại lùi bước trước các thị trường tư nhân trong việc phân bổ vốn. Ở Trung Quốc thì ngược lại.

Nhưng điều này cũng không có nghĩa, Trung Quốc hoàn toàn đúng. Phân bổ vốn cho các ngành công nghiệp được coi là cần thiết cho sự phát triển quốc gia, mang lại lợi nhuận lớn trong lúc nền kinh tế vẫn còn nhiều việc phải làm.

Khi Trung Quốc bắt kịp nhu cầu bản thân, lợi nhuận đã giảm mạnh và các ngành công nghiệp của Trung Quốc thường ngập trong tình trạng dư thừa công suất và nợ nần. Hơn nữa, thị trường nội địa của Trung Quốc không thể hấp thụ mọi thứ mà các nhà máy của họ sản xuất ra, nên phần thặng dư phải xuất khẩu. Để duy trì tỷ trọng sản xuất lớn như vậy trong GDP, trên thực tế, Trung Quốc buộc các nước khác phải chấp nhận một tỷ trọng sản xuất nhỏ hơn để đi mua hàng của họ. Điều này dẫn đến các xích mích thương mại.

Quan điểm ưu tiên của Bắc Kinh có ý nghĩa về lâu dài hay không vẫn chưa có câu trả lời.

“Nhà nước điều hành kinh tế tư nhân để phục vụ cho lợi ích số đông”, Ray Dalio, Nhà sáng lập quỹ đầu cơ Bridgewater Associates, bình luận vào tuần trước. “Các công ty tư nhân phải hiểu rõ vị trí cấp thấp của họ trong hệ thống. Nếu không, họ sẽ phải gánh chịu hậu quả từ những sai lầm của mình”, vị này nói.

Nguồn – vnexpress